Header Ads Widget

Những bài tập thể dục tốt cho người đau dạ dày

Tập thể dục đúng cách khi bị đau dạ dày có tác dụng cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm co thắt quá mức tại cơ quan này và giảm đau nhanh chóng. Việc tập luyện kết hợp với hít thở đều đặn còn giúp hỗ trợ làm lành tổn thương tại dạ dày và nâng cao sức khỏe của người bệnh. 

5 bài tập thể dục giảm nhanh triệu chứng đau dạ dày

Đau dạ dày là vấn đề thường gặp ở hệ tiêu hóa, đây là dấu hiệu cho thấy dạ dày đang bị tổn thương. Khi bị đau dạ dày chức năng của cơ quan này sẽ bị suy giảm và gây ra các triệu chứng rất khó chịu như đau thượng vị, nôn và buồn nôn, ợ hơi và ợ chua,…



Tập luyện thể dục là một trong những cách hỗ trợ điều trị đau dạ dày tại nhà rất tốt, được chuyên gia khuyến khích áp dụng. Dưới đây là các bài tập giảm đau dạ dày và hướng dẫn thực hiện bạn có thể thực hiện theo:

Bài tập giãn nở cơ thể giảm co thắt

Khi bị đau dạ dày người bệnh nên thực hiện bài tập giãn nở cơ thể để giảm đau. Mục đích của bài tập này là làm thư giãn thần kinh cùng các cơ quan khác trong cơ thể, từ đó tình trạng co bóp quá mức ở dạ dày cũng được cải thiện và mang lại hiệu quả giảm đau. Dưới đây là hướng dẫn tập luyện bạn có thể thực hiện theo:

– Cách thực hiện:

+ Người bệnh nằm ngửa trên mặt phẳng sàn nhà có lót một tấm thảm bên dưới. Hai chân và hai tay để duỗi thẳng giúp làm giãn nở cơ thể.

+ Đầu tiên thực hiện hít vô một cách nhẹ nhàng và thả lỏng cơ thể ở mức tối đa. Đồng thời đưa hai tay lên bụng và thực hiện massage nhẹ nhàng.

+ Duy trì bài tập này trong khoảng 10 phút sau đó thả lỏng cơ thể trở về trạng thái ban đầu. Thực hiện bài tập này nhiều lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bài tập kích thích tiêu hóa

Bài tập kích thích tiêu hóa là sự phối hợp giữa động tác đứng lên ngồi xuống và nhịp thở đều đặn. Kiên trì thực hiện bài tập này sẽ có tác dụng cải thiện chức năng tiêu hóa thức ăn diễn ra tại dạ dày và hỗ trợ làm lành tổn thương tại lớp viêm loét. Đồng thời, đây còn là bài tập giúp đốt cháy mỡ thừa tại vùng bụng rất tốt.

– Cách thực hiện:

+ Đầu tiên bạn cần thả lỏng cơ thể hết mức có thể. Tiếp đó đứng thẳng người, dang hai chân rộng bằng vai còn hai tay đưa thẳng lên trời.

+ Người bệnh sẽ dồn lực vào hai chân và từ từ ngồi xuống rồi lại đứng thẳng người lên. Chú ý không dịch chuyển chân sang vị trí khác trong suốt quá trình tập luyện.

(Xem thêm: Làm sao tăng cường hệ miễn dịch?)

+ Để mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần phối hợp tập luyện với nhịp thở đều đặn. Thở ra khi đứng lên và hít vào khi ngồi xuống.

+ Bạn nên thực hiện bài tập này khoảng 10 phút trong mỗi lần tập luyện để nhanh chóng mang lại hiệu quả giảm đau dạ dày.

Bài tập gập người giảm đau dạ dày

Bài tập gập người sẽ thực hiện phối hợp nhiều động tác với nhau kết hợp với hít thở theo nhịp. Việc tập luyện đều đặn và đúng cách sẽ giúp làm giảm co bóp dạ dày, từ đó cơn đau cũng sẽ được đẩy lùi nhanh chóng. Cách thực hiện bài tập gập người rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:

– Cách thực hiện:

Ở bài tập này bạn cần thực hiện theo nhịp, tư thế chuẩn bị là đứng thẳng người và dang hai chân ra rộng bằng vai.

+ Nhịp 1 người bệnh thực hiện dang hai tay lên trời và mắt nhìn theo tay.

+ Nhịp 2 sẽ cúi người xuống và di chuyển hai tay xuống chạm vào đầu ngón chân cái.

+ Nhịp 3 trở về tư thế thẳng đứng, hai tay dang rộng sang hai bên để tạo thành một đường thẳng.

+ Nhịp 4 đưa cơ thể trở về trạng thái ban đầu và thả lỏng cơ thể.

Trong mỗi hiệp, bạn nên thực hiện bài tập gập người khoảng 4 lần 8 nhịp

Bài tập giữ tay kết hợp chân đạp

Đây là bài tập có tác dụng kích thích tiêu hóa giúp dạ dày hoạt động tốt hơn, đồng thời ngăn ngừa các tổn thương tại dạ dày tiếp tục diễn ra. Ngoài khả năng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, bài tập giữ tay kết hợp chân đạp còn có tác dụng làm săn chắc cơ bụng. Dưới đây là hướng dẫn tập luyện cụ thể bạn có thể tham khảo:

– Cách thực hiện:

+ Ở tư thế chuẩn bị người bệnh sẽ nằm thả lỏng trên mặt sàn phẳng, nên lót tấm thảm tập bên dưới để đảm bảo an toàn khi tập luyện.

+ Đầu tiên người bệnh nhấc một chân lên, hai tay đưa song song trước mặt và dùng để giữ lấy đầu gối.

+ Để yên tư thế đó khoảng 30 giây rồi bỏ xuống, lặp lại động tác này với bên chân còn lại.

+ Thực hiện bài tập này khoảng 10 phút trong một lần tập là được.

Giảm đau dạ dày bằng động tác xoa bụng

Động tác xoa bụng cũng là một trong những cách giảm đau dạ dày rất tốt, hiệu quả mang lại cũng không thua kém gì so với các bài tập ở trên. Xoa bụng sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu đến dạ dày, tăng nhu động ruột và giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Từ đó chứng có bóp quá mức tại dạ dày sẽ được khắc phục, cơn đau cũng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

– Cách thực hiện:

+ Đầu tiên người bệnh cần để thả lỏng cơ thể hết mức, sau đó xoa hai tay vào nhau cho nóng lên rồi đặt chồng lên ngay vùng thượng vị.

+ Thực hiện ấn nhẹ hai tay vào bụng với một lực vừa phải, đồng thời xoa nhẹ xung quanh vị trí đau từ 10 – 15 phút.

+ Để làm tăng hiệu quả mang lại, bạn có thể thoa một lớp dầu nóng hoặc tinh dầu thực vật lên vị trí đau trước khi thực hiện massage.

Lưu ý khi tập thể dục dành cho người đau dạ dày

+ Trên đây là các bài tập có tác dụng giảm đau dạ dày nhanh chóng bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, để quá trình tập luyện có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh để cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn thì bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:

+ Trên đây đều là những bài tập khá đơn giản và dễ thực hiện. Khi bị đau dạ dày, người bệnh nên phối hợp tập luyện xen kẽ nhiều bài với nhau. Duy trì tập luyện đều đặn mỗi ngày để cải thiện chức năng của dạ dày và giúp các cơ quan tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.

+ Người bệnh nên tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả trị bệnh. Chỉ nên tập luyện với mức độ vừa phải, tuyệt đối không tập quá sức gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe

+ Thời điểm tập luyện thể dục tốt nhất là vào buổi sáng và sau khi kết thúc bữa ăn khoảng 2 tiếng. Tuyệt đối không tập luyện ngay sau ăn, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày và khiến bệnh trở nặng hơn.

+ Không để bụng đói đi tập thể dục, tốt nhất bạn nên ăn nhẹ trước khi tập để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một số đồ ăn nhẹ nên sử dụng trước khi tập thể dục là bánh quy, ngũ cốc,…

+ Khi tập thể dục, người bệnh nên mặc những trang phục rộng rãi thoải mái và có độ thấm hút mồ hôi tốt. Tinh thần cũng là yếu tố quyết định đến hiệu quả tập luyện, vì thế bạn nên chọn những địa điểm yên tĩnh và thoáng khí để tập luyện thể dục chữa đau dạ dày.

+ Cảm xúc cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị đau dạ dày, vì thế bạn cần phải biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân sao cho ổn định. Giữ cho tinh thần thoải mái, luôn vui vẻ và lạc quan, phân chia thời gian làm việc hợp lý để tránh gây căng thẳng đầu óc,…

Bên cạnh việc tập luyện tại nhà, người bệnh cũng nên điều chỉnh lại thực đơn ăn uống hàng ngày sao cho phù hợp. Chú ý bồi bổ cơ thể sau khi tập luyện giúp tăng cường sức khỏe, tránh tình trạng bị suy nhược và khiến bệnh nặng hơn. Cụ thể là:

+ Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích thích đến dạ dày và khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn như đồ ăn thô cứng, đồ ăn cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm khó tiêu, nước có gas, chất kích thích,…

+ Tăng cường bổ sung vào thực đơn ăn uống các loại rau xanh và trái cây tươi. Ưu tiên chế biến món ăn dưới dạng mềm lỏng để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Uống nhiều nước giúp làm loãng dịch vị acid và ngăn ngừa tổn thương đến niêm mạc.

+ Khi ăn cần chú ý ăn chậm nhai kỹ, ăn đúng giờ, không ăn khuya và tuyệt đối không được bỏ bữa. Nên bổ sung thực phẩm vào cơ thể với liều lượng vừa đủ, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Trước khi đi ngủ, người bệnh nên uống một cốc sữa ấm giúp bảo vệ dạ dày. Đồng thời, sữa ấm còn có tác dụng làm thư giãn thần kinh và giúp người bệnh ngủ ngon hơn.

Tập thể dục là một trong những cách giúp giảm đau dạ dày rất tốt, được chuyên gia khuyến khích người bệnh nên thường xuyên tập luyện. Trên đây là 5 bài tập giảm đau dạ dày và hướng dẫn tập luyện bạn có thể tham khảo. Bên cạnh việc tập luyện, người bệnh cũng nên tiến hành thăm khám tìm ra nguyên nhân để được hướng dẫn điều trị tích cực.

Nguồn: DauDaDay.net